Dưới đây là một số thuật ngữ phổ biến trong vận tải bằng đường hàng không, trong đó có những chữ cái viết tắt, hầu hết đều xuất phát từ tiếng Anh:
- A2A – Airport-to-Airport: vận chuyển từ sân bay khởi hành tới sân bay đích
- ATA – Actual Time of Arrival: Thời gian đến thực tế
- ATD – Actual Time of Departure: Thời gian khởi hành thực tế
- AWB – Air Waybill: vận đơn hàng không, lại được chia thành
MAWB – Master Air Waybill (vận đơn chủ do hãng hàng không phát hành)
HAWB – House Air Waybill (vận đơn nhà do người giao nhận phát hành)
- Booking: Đề nghị lưu chỗ trên máy bay, được hãng hàng không xác nhận
- Dimensional Weight: Số đo trọng lượng thể tích, là khoảng trống hoặc khối lượng của lô hàng.
- FCR – Forwarder’s Certificate of Receipt: Giấy chứng nhận đã nhận hàng của người giao nhận
- FTC – Forwarder’s Certifficate of Transport: Giấy chứng nhận vận chuyển của người giao nhận
- FWR – Forwarder’s Warehouse Receipt: Biên lai kho hàng của người giao nhận (cấp cho người xuất khẩu)
- GSA – General Sales Agent: Đại lý khai thác hàng được hãng hàng không chỉ định
- IATA – International Air Transport Association: Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế
- NOTOC – Notification To Captain: Thông báo cho cơ trưởng, là danh sách hàng hóa trên máy bay báo cho cơ trưởng chuyến bay biết
- TACT – The Air Cargo Tariff: Bảng cước vận chuyển hàng hóa hàng không, do hãng hàng không công công bố
- POD – Proof Of Delivery: Bằng chứng giao hàng, chứng từ thể hiện về việc người vận tải đã giao hàng theo thỏa thuận.
- Volume charge: Cước phí vận tải hàng không tính theo dung tích hàng (thay vì trong trọng lượng)
- Weight charge: Cước phí hàng không tính theo trọng lượng hàng hóa thực tế.
- ULD: Unit Load Device: đơn vị xếp hàng chuyên dụng trên máy bay
- MT: Metric tons: mét tấn: đơn vị đo lường 1 MT = 1000 kg
- SVC Type: Service type: loại dịch vụ
Một số loại chứng từ khác
- MSDS: Material Safety Data Sheet: Bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất
- CO: Certificate of Origin: Giấy chứng nhận xuất xứ
- CQ: Certificate of Quality/Certificate of Quantity: Giấy chứng nhận chất lượng / Giấy chứng nhận số lượng
- CI: Commercial Invoice: hóa đơn thương mại
- PI: Profoma Invoice: hóa đơn chiếu lệ
- LC: Letter of Credit: thư tín dụng chứng từ
- DO: Delivery Order: lệnh giao hàng
- AN: Arrival Notice: giấy báo nhận hàng
- NOR: Notice of Readiness: thông báo tàu đã sẵn sàng vào cảng làm hàng (thuyền trưởng gửi cho chủ hàng)
- EIR: Equipment Interchange Receipt: phiếu phơi hạ hàng
- PTI: Pre-trip Inspection: thủ tục kiểm tra container trước khi đưa vào sử dụng
- VGM: Verified Gross Mass: phiếu xác nhận khối lượng hàng hóa do SOLAS ban hành
- SI: Shipping Instruction: bản hướng dẫn vận chuyển của chủ hàng, có các thông tin về lô hàng: thông tin người gửi, người nhận, tên hàng, GW, CBM, số container, số chì, shipping marks,….
Các loại phí và phụ phí thông dụng
- AF: Air Freight: cước vận tải hàng không
- Sur-charge: phụ phí
- LCC: Local charge: phí trả tại từng địa phương
- LSS: phụ phí lưu huỳnh/ phụ phí môi trường
- THC: Terminal Handling Charge: phụ phí xếp dỡ tại cảng
- DOC: Documentation fee: phí chứng từ
- AMS: Automatic Manifest System: phí khai báo hải quan tự động đi Mỹ, Canada
- AFR: Advance Filling Rules: phí khai hải quan điện tử cho hàng nhập vào Nhật
Điều khoản Incoterms 2020
- EXW (Ex Work): Giao hàng tại xưởng
- FCA (Free Carrier): Giao hàng cho người chuyên chở
- FAS (Free Alongside Ship): Giao hàng dọc mạn tàu
- FOB (Free On Board): Giao hàng lên tàu
- CPT (Carriage Paid To): Cước phí trả tới
- CIP (Carriage and Insurance Paid To): Cước phí và phí bảo hiểm trả tới
- CFR (Cost and Freight): Tiền hàng và cước phí
- CIF (Cost, Insurance, Freight): Tiền hàng, phí bảo hiểm và cước phí
- DAP (Delivered At Place): Giao hàng tại nơi đến
- DPU (Delivered At Place Unloaded): Giao hàng đã dỡ tại nơi đến
- DDP (Deliver Duty Paid): Giao hàng đã thông quan nhập khẩu
Cùng tìm hiểu những kiến thức bổ ích về xuất nhập khẩu và logistics tại Posindonesia.
Xem thêm: