tìm hiểu về bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu

Bạn muốn tìm hiểu bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu là gì không?

Trong những trường hợp hàng hóa như thế nào chúng ta cần sử dụng bảo hiểm hàng hóa?

Bạn đã nghe đến bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chưa?

Nếu chưa biết về loại bảo hiểm này thì bài viết dưới đây là câu trả lời dành cho bạn. Cùng tìm hiểu các thông tin liên quan về loại bảo hiểm này ngay sau đây nhé!

Mục lục

POSindonesia cùng quý khách hàng tìm hiểu bảo hiểm hàng hóa là gì?

Giống như bảo hiểm dành cho con người; bảo hiểm hàng hóa trước các rủi ro có thể gặp đến cho sản phẩm để trở thành các điều khoản trong hợp đồng hàng hóa.

Nội dung bảo hiểm hàng hóa là thỏa thuận giữa hai bên mua và bán. Các điều khoản được nhắc tới giúp đảm bảo chất lượng sản phẩm trong quá trình vận chuyển hoặc bảo quản. Qua đó, nếu có những sản phẩm bị lỗi, hỏng theo như hợp đồng đã đề thì bên bán bảo hiểm sẽ phải chịu trách nhiệm đền bù.

Vậy thì bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu là gì?

Tương tự bảo hiểm hàng hóa, bảo hiểm hàng hóa XNK dùng để bảo đảm cho sản phẩm khi xuất nhập khẩu.

Trên thực tế, việc sử dụng bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu là vô cùng cần thiết. Trong quá trình vận chuyển quốc tế, hàng hóa sẽ không khỏi gặp phải các sự cố nhất định. Do đó, mua bảo hiểm hàng hóa XNK giúp doanh nghiệp giảm thiệt hại về kinh tế khi xuất nhập khẩu hàng hóa.

Các loại bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu:

Hàng hóa xuất nhập khẩu có thể được vận chuyển theo nhiều hình thức khác nhau. Tương ứng với đó cũng các loại bảo hiểm hàng hóa phù hợp. Có thể chia làm 4 loại bảo hiểm như sau :

Bảo hiểm hàng hóa XNK đường biển: Là một dạng bảo hiểm được áp dụng đối với hàng hóa, tài sản hay vật thể được vận chuyển bằng đường biển từ địa điểm này sang địa điểm khác.

Bảo hiểm hàng hóa XNK đường bộ: Là một dạng bảo hiểm được áp dụng đối với hàng hóa, tài sản hay vật thể được vận chuyển bằng đường bộ từ địa điểm này sang địa điểm khác.

tìm hiểu về bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu
tìm hiểu về bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu

Mỗi loại bảo hiểm XNK hàng hóa đều có những ưu – nhược điểm riêng; tùy vào các mặt hàng mà doanh nghiệp bạn xuất – nhập khẩu. Do đó, doanh nghiệp cần tham khảo và chọn bảo hiểm tốt nhất cho hàng hóa; đảm bảo những thiệt hại về kinh tế khi hàng hóa xuất nhập khẩu gặp rủi ro trong quá trình vận chuyển.

Những rủi ro trong bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu mà quý khách hàng thường gặp

XNK hàng hóa thường gặp nhiều rủi ro nhất định trong khâu vận chuyển. Tuy nhiên không phải rủi ro với mức độ nào cũng được hãng bảo hiểm chi trả.

Rủi ro phổ biến

Các rủi ro này diễn ra khá thường xuyên và LUÔN LUÔN được bảo hiểm chi trả:

Chìm tàu

Rủi ro cháy nổ (nguyên nhân khách quan)

Tàu mắc cạn

Bên cạnh đó, trong các hợp đồng bảo hiểm mở rộng có những loại rủi ro có tần suất xảy ra ít hơn được gọi là loại hình rủi ro phụ.

Các rủi ro cần có bảo hiểm riêng

Trong trường hợp khách hàng muốn hàng hóa của mình được bảo hiểm toàn diện; kể cả trong các trường hợp chiến tranh, dịch bệnh, đình công,… thì cần thực hiện các bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu riêng.

Rủi ro loại trừ

Đây là những rủi ro mà doanh nghiệp KHÔNG ĐƯỢC bảo hiểm chi trả:

Sự hao hụt thông thường về trọng lượng, khối lượng và các hao mòn tự nhiên khác

Mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa xuất nhập khẩu do các nguyên nhân chủ quan

Hư hại do bản chất của sản phẩm, các yếu tố nội tại của hàng hóa.

Do doanh nghiệp không chi trả được các khoản nợ hoặc thiếu vốn

Thất thoát hàng hóa xuất nhập khẩu do sử dụng các vũ khí, thiết bị gây cháy nổ.

Người mua bảo hiểm cố ý làm hư hại sản phẩm

Những lưu ý khi mua bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu

Cách thức và quy trình mua bảo hiểm hàng hóa XNK như sau:

Bước 1: Gửi yêu cầu bảo hiểm: Nếu bạn có nhu cầu mua bảo hiểm hàng hóa XNK hãy chọn một doanh nghiệp bảo hiểm uy tín. Tại đây, công ty bảo hiểm sẽ cung cấp cho bạn giấy yêu cầu bảo hiểm

Bước 2: Điền các thông tin cần thiết: Để có thể sử dụng bảo hiểm XNK cho hàng hóa, bạn cần điền đầy đủ thông tin trên giấy yêu cầu bảo hiểm; trừ các phần kê của công ty môi giới bảo hiểm.

Bước 3: Gửi bản sao giấy yêu cầu cho công ty bảo hiểm

Bước 4: Công ty bảo hiểm gửi hợp đồng bảo hiểm

Bước 5; Xem xét các điều kiện hợp đồng, ký, đóng dấu, trả phí thu dịch vụ cho công ty cung cấp dịch vụ bảo hiểm.

Các lưu ý khi mua bảo hiểm cho hàng hóa của bạn

Xem xét kỹ những điều khoản được quy định trên hợp đồng.

Xem xét chi phí thanh toán cho doanh nghiệp cung cấp bảo hiểm

Lựa chọn gói bảo hiểm phù hợp nhất với hàng hóa mà doanh nghiệp XNK.

Nắm và hiểu rõ những trường hợp không được thanh toán bảo hiểm.Ví dụ như: XNK hàng hóa đường biển không áp dụng bảo hiểm đối với: than, dầu, thực phẩm đông lạnh,…

Nhìn chung, trong quá trình xuất – nhập khẩu hàng hóa đều có thể xảy ra những rủi ro nhất định. Do đó, doanh nghiệp cần có những biện pháp giúp bảo đảm hàng hóa được vận chuyển an toàn và hạn chế tổn thất.

tìm hiểu về bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu
tìm hiểu về bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu
Bảng tóm tắt hàng hóa các loại bảo hiểm

Các loại bảo hiểm hàng hóa trong XNK

ICC được viết tắt từ: Institute Cargo Clause.

ICC 1982 và ICC 1990 do Luật và tập quán Anh chi phối. Việt Nam cũng có một bộ luật gần giống vậy QTCB 2004 và do Luật Việt Nam chi phối. việc chọn lựa bộ luật nào thì tùy vào các bên và nếu có tranh chấp sau này thì sẽ xử theo Luật chi phối đó.

Chỉ áp dụng vào bảo hiểm hàng hải.

Các loại bảo hiểm vận chuyển đường biển

tìm hiểu về bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu
tìm hiểu về bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu
Vận chuyển hàng hóa đường biển

– Được chia làm 3 loại A, B và C

  • Điều kiện bảo hiểm C: Được áp dụng trong trường hợp hàng hóa hay tài sản vận chuyển bị thiệt hại do các nguyên nhân sau:

+ Tàu bị mắc cạn, lật úp và bị đắm.

+ Tàu bị va chạm, đâm vào bất kỳ vật thể nào không kể nước.

+ Cháy hoặc nổ.

+ Phương tiện vận tải bộ bị lật hay trật bánh.

+ Dợ hàng ở cảng nơi tàu gặp nạn.

+ Hàng bị ném khỏi tàu.

+ Phương tiện chở hàng mất tích và khiến hàng hóa bị thất thoát.

  • Điều kiện bảo hiểm B: Ngoài những rủi ro như trên, người được bảo hiểm cũng sẽ được bồi thường khi xảy ra các rủi ro sau:

+ Động đất, núi lửa phun trào hay sét đánh.

+ Hàng bị nước cuốn khỏi tàu hay bị ném khỏi tàu.

+ Nơi để hàng bị nước tràn vào.

+ Hàng hóa tổn thất do dỡ hàng qua lan can tàu tại cảng.

  • Điều kiện bảo hiểm A: Ngoài những rủi ro được đề cập trong điều kiện bảo hiểm B và C như trên. Nếu đối tượng được bảo hiểm rơi vào các trường hợp sau thì vẫn sẽ được bồi thường:

+ Mất cắp, mất trộm.

+ Thiếu nguyên kiện.

+ Hen rỉ, gãy trong quá trình vận chuyển.

+ Rách, vỡ, bị ướt hay bị làm bẩn

Nếu quý khách có thắc mắc, hãy liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE: 0902366020

POSindonesia trân thành cám ơn!